Khi giá chạm trendline, là thời điểm bạn có quyết định vào lệnh hay không, vào bao nhiêu vốn. Trước khi đi vào bài này, bạn cũng nhớ luôn, không có một lệnh nào có xác suất thắng 100%, chỉ cần 70% là bạn đã có thể xuống tay được rồi. Rủi ro lúc nào cũng có ở đó. Thế nên, chấp nhận cắt lỗ là một động thái rất bình trường đối với trader, cũng giống như lúc bạn chốt lời vậy thôi. Bên cạnh đó, việc quản lý vốn giúp bạn luôn còn đường lui.
Sau đây là những hiện tượng cơ bản bạn có thể thấy được khi giá chạm trendline.
Giá đi theo trendline
Lúc này thì không có gì phải bàn, mọi thứ đi đúng kế hoạch của bạn. Điểm hiệu nghiệm nằm trên trendline cứ tiếp tục ngoan ngoãn hiệu nghiệm mà không chút phản kháng gì.
“Thuận theo thời cuộc”
Tuy nhiên, ở đây bạn cần lưu ý điều này cho chiến thuật trade.
- Nếu bạn trade trong xu hướng downtrend, thì để giảm rủi ro, hãy short khi giá chạm trendline kháng cự, đừng Long (nếu bạn không margin thì thôi bỏ đi).
- Nếu bạn trade trong xu hướng uptrend, để giảm rủi ro, hãy mua khi giá chạm trendline hỗ trợ.
Điều này dễ lý giải thôi, bạn phải thuận theo thời cuộc, đừng cố “đi ngược chiều”. Giả sử như điều mình tệ nhất xảy ra bạn vẫn còn đường chờ đợi giá về bờ. Đi ngược với thời cuộc bạn sẽ ra đảo sớm. Hơn nữa, biến động của BTC quá mạnh, nhiều lúc bạn sẽ không kịp làm gì.
Bạn sẽ nghe nhiều câu chuyện kiểu như, khi giá BTC đạt 3k, ai cũng bảo bong bóng, nhiều bạn mạnh dạn short, đúng là sau đó BTC xuống thật, nhưng lúc lên lại thì không kịp trở tay. Cháy tài khoản như thường. Còn khi đã cứng tay, bạn có thể trade trong những khung giờ nhỏ để lướt sóng ngắn, sẽ linh hoạt hơn nhưng cũng luôn trong tâm thế xác định mình đang trade trong mùa up hay mùa down.
Làm sao biết giá sẽ ngoan ngoãn theo trendline?
Đây mới là vấn đề phải bàn. Làm sao để bạn biết giá có break (phá) trendline hay không. Ở trong bài này, mình sử dụng những kiến thức đã có sẵn mà mình từng trình bày để bạn theo dõi. Đó là mình quan sát RSI + MACD + VOL + NẾN để nêu ra những luận điểm giá có break hay không break.
Lúc này, kỹ năng trade đòi hỏi ở bạn sự kết hợp kiến thức, mình trình bày những ví dụ này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm cá nhân trong hiểu biết giới hạn, bạn có thể góp thêm ý để sự nhận biết này trở nên chính xác hơn.
mình thường trả lời những câu hỏi sau để đưa vào phân tích của mình, khi giá chạm trendline
- Xu hướng trong khung giờ lớn hơn là gì?
- Khối lượng giao dịch và nến tại vùng này thế nào?
- RSI ra sao?
- Hiện tượng MACD-H là gì?
Dĩ nhiên sẽ còn rất nhiều câu hỏi khác nữa, tùy vào system trade của bạn (giả sử bạn nào dùng Ichimoku thì sẽ khác), nhưng vì bạn đang cần một cái gì đó cụ thể để hình dung nên mình chia sẻ như vậy. Lát cuối bài, mình sẽ đưa ra nguyên tắc chung cho tất cả những áp dụng này.
Chạm hỗ trợ rồi bật lên
Giả sử, đây là một lần mình lướt sóng ngắn:
Bạn phải kết hợp quan sát nhiều yếu tố để đưa ra kết luận cho mình
Bây giờ mình sẽ dùng khả năng quan sát và lập luận kết hợp nhiều kiến thức lại với nhau, cụ thể như sau:
- Xu hướng trong khung giờ lớn là gì? mình trả lời: Ở trong một khung giờ lớn hơn H4, BTC đã tăng rất tốt từng 7k2xx lên 9k1, và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, nên rất có thể đây như một sự điều chỉnh để tăng lên 9k4. Vì sao không thể tăng hơn? Vì trong khung giờ lớn hơn nữa D1 vẫn đang downtrend. Khi quan sát như vậy, nghĩa là mình đang “thuận theo thời cuộc”.
- Vì sao có thể mua ở điểm thứ 2? mình trả lời: Chỗ này dù chỉ mới là điểm xác định, chưa phải là điểm hiệu nghiệm nhưng RSI đã phân kỳ, ngoài ra tại điểm 2, khối lượng giao dịch tăng nhưng tạo nến búa rút chân, cho thấy có lực đỡ tốt, có thể bắt đầu chia vốn. Ngoài ra, sự phân kỳ còn thể hiện trên MACD (bẻ gãy lưng gấu). Cả hai tín hiệu phân kỳ kép thế này sẽ là thời cơ rất tốt.
- Vì sao mua ở điểm thứ 3? mình trả lời: Đây là điểm hiệu nghiệm của trendline. Ngoài ra, RSI tương ứng tại điểm 3 vẫn nằm trên trend, điều đó xác nhận tín hiệu phân kỳ chắc chắn hơn. Hơn nữa, quan sát kỹ, sẽ thấy tại điểm thứ 3 có hai nến đỏ, nến đỏ sau bằng nến đỏ trước nhưng vol của nến đỏ sau thì gấp đôi nến đỏ trước, như vậy lực đỡ vẫn còn tốt.
Như vậy, trong một khoảng thời gian ngắn, mình phân tích ra được ngần đó và ước chừng xác suất thắng lệnh này khoảng 70% (cảm tính bằng trực giác thôi!). mình chia vốn vào lệnh và không tất tay. Số vốn còn lại mình sẽ DCA khi tất cả những lập luận trên đều thất bại.
Về việc chốt, mình chốt ngay khi giá chạm trendline kháng cự của parallel channel. Vì sao mình hay có thói quen chốt 1/2? Vì mình tính đến việc, nếu giá phá trend kháng cự mình sẽ còn cơ hội để chốt giá cao hơn. Còn để an toàn, bạn cứ chốt hết. Giữ tiền cũng quan trọng như kiếm lời vậy.
Chạm kháng cự rồi dội xuống
mình tiếp tục một ví dụ khác khi giá chạm kháng cự:
Bạn cần quen với việc liên tục phân tích đưa ra luận điểm để có căn cứ vào lệnh
Vẫn như thế, mình lại tiếp tục dùng những kiến thức mình có được để đưa ra luận điểm, lúc này giá đang đi trong Channel ngang (Horizontal channel)
- Xu hướng trong khung giờ lớn hơn là gì? mình trả lời: Trong khung giờ lớn hơn H4, giá đã chạm lại gần đỉnh cũ 9k nhưng không thể vượt qua đỉnh cũ mà lại tiếp tục down, vậy đang down trong khung giờ lớn hơn. Điều này thuận lợi để mình vào lệnh short, nghĩa là mình đang thuận theo thời cuộc
- Vì sao vào lệnh tại điểm số 5? mình phân tích: Tại RSI điểm số 5, giá đã chạm trendline kháng cự, RSI đã có hơn 4 điểm hiệu nghiệm nhưng đỉnh 5 thì không còn hiệu nghiệm nữa, lực mua đã yếu. Ngoài ra, RSI có xu hướng lên mà giá lại đi ngang không lên mấy, theo kinh nghiệm cá nhân, đó là động thái để tạo vị thế tốt cho RSI đập xuống nhịp nữa. Thêm nữa, MACD-H liên tục chập vào tạo các đồi histogram cao dần 1, 2, 3, 4, nhưng đồi histogram thứ 5 thì đã yếu dần, giá khó mà vượt qua được trend kháng cự.
- Một yếu tố nữa, Vol tăng thì rất yếu, có vẻ như một số trader non kinh nghiệm đang cố mua. Bên bán thì đang lưỡng lự, chỉ cần một động thái bán xuống là sẽ xuống luôn. Nếu để ý, đây là lần thứ 2 chạm trend mà không lên nỗi, lại còn tạo nến spinning top ở chart 30m. Vậy khả năng xuống rất cao.
Như vậy, sau khi nhanh chóng phân tích các dữ kiện, mình đưa đến kết luận giá khó vượt trend kháng cự, và quyết định vào lệnh short tại 8k6xx. mình chốt 1/2 khi chạm trendline hỗ trợ, và mong muốn chốt 1/2 còn lại nếu giá phá hỗ trợ để xuống sâu hơn.
Và dĩ nhiên, mình không all in, số vốn còn lại mình sẽ DCA khi tất cả những luận điểm trên của mình là sai lầm. Hay mình sẽ thoát lệnh short tại hiện tượng giá test lại đường kháng cự và trở thành đường hỗ trợ.
Nguyên tắc chung là gì?
Có hai nguyên tắc:
- Một, đó là bạn phải tập vận dụng những hiểu biết của mình để kết hợp nó lại với nhau mà phân tích nhằm đưa ra luận điểm rồi có kết luận cho riêng mình. Điều này có thể sẽ là khó khăn với một số trader mới vì còn yếu kiến thức, nhưng theo thời gian học hỏi hoàn toàn khắc phục được. Giả sử bạn cứ tập như thế hàng chục lần vào lệnh, sẽ thành thói quen và bạn sẽ hình thành một system trade đặc thù của cá tính riêng mình. Trong bài này, mình vận dụng một system trade rất đơn giản với RSI và MACD … còn bạn có thể sáng tạo thêm mà làm khác đi.
- Hai, bạn không all in, luôn còn vốn để bạn sửa chữa sai lầm
- Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý: bạn không phân tích theo mong muốn cá nhân, kiểu như cố gắng tìm những luận điểm để ép giá theo ý mình, nhưng bạn phải tôn trọng những dữ kiện khách quan mà thị trường mang lại.
Giá không ngoan ngoãn theo trendline
Những lúc này, giá sẽ không đi theo kế hoạch, cho dù bạn đã phân tích và có kết luận của riêng mình, bạn sẽ làm sao? mình sẽ đề cập sâu hơn vấn đề này ở phần tiếp theo của serie.
Kết luận
Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!
Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!