51% Attack là gì? Tìm hiểu cách hoạt động của 51% Attack

Ba yếu tố Chân, Thiện, Mỹ quan trọng của một Blockchain là Bảo mật, Phân quyền, và Khả năng mở rộng. 51% Attack là một yếu tố liên quan đến vấn đề bảo mật, đề cập đến việc một đơn vị chiếm được hơn 50% sức mạnh Hashrate của blockchain đó.

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc tấn công 51% hay còn gọi là 51% Attack.

51% Attack là gì?

Tấn công 51% (51% Attack) đề cập đến một cuộc tấn công vào khả năng hoạt động của hệ thống blockchain, trong đó một tác nhân hoặc tổ chức độc hại tìm mọi cách để kiểm soát hơn một nửa tổng sức mạnh hash của mạng, có khả năng gây gián đoạn mạng.

Mục đích của việc 51% attack

Thuật ngữ 51% Attack thường được dùng đề cập đến một cuộc tấn công vào blockchain Bitcoin – blockchain có quy mô lớn nhất hiện tại trong thị trường hoặc các blockchain PoW (Proof of Work) khác.

Thông thường mục đích của việc tấn công 51% attack vào một blockchain thường vì thực hiện gian lận chi tiêu kép (double spending), nó giúp cho kẻ tấn công có quyền đảo ngược các giao dịch blockchain tạo ra và gây nên tình trạng double spending.

Nếu thực hiện vụ tấn công thành công, người thực hiện sẽ có quyền chặn xác nhận một số hoặc toàn bộ các giao dịch, hoặc ngăn không cho các thợ đào khác làm việc, dẫn đến hình thức độc quyền khai thác.

Tuy nhiên một cuộc tấn công 51% có thể sẽ không phá hủy hoàn toàn blockchain Bitcoin nhưng nó có thể gây thiệt hại lớn về tài chính, gián đoạn mạng và lòng tin đối với người dùng và các tổ chức liên quan.

Cách hoạt động của cuộc tấn công 51%

Trong blockchain, các block ghi lại tất cả các giao dịch đã hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với bitcoin, một block mới được tạo khoảng sau mỗi 10 – 15 phút. Khi một Block được hoàn thiện hoặc khai thác, nó không thể thay đổi được vì một phiên bản gian lận của sổ cái công khai sẽ nhanh chóng bị người dùng của mạng phát hiện và từ chối.

Tuy nhiên, bằng cách kiểm soát phần lớn sức mạnh tính toán trên mạng, kẻ tấn công hoặc nhóm kẻ tấn công có thể can thiệp vào quá trình sản xuất các block mới. Họ có thể ngăn những người khai thác khác hoàn thành các Block mới, về mặt lý thuyết cho phép họ độc quyền khai thác các Block mới và kiếm được tất cả phần thưởng.

Ví dụ: Khi tấn công 51% attack vào Bitcoin blockchain, kẻ tấn công có thể chặn các giao dịch của người dùng khác và họ có thể gửi một giao dịch và sau đó đảo ngược giao dịch đó, làm cho giao dịch đó xuất hiện như thể họ vẫn còn số tiền mà họ vừa chi tiêu, lỗ hổng này, được gọi là chi tiêu gấp đôi.

Làm thế nào để ngăn chặn cuộc tấn công 51%?

Mặt khác, một cuộc tấn công 51% không cho phép tác nhân độc hại ngăn chặn các giao dịch được truyền đi cũng như đảo ngược các giao dịch từ những người dùng khác. Thay đổi phần thưởng của block, tạo ra các coin từ trên trời rơi xuống hoặc đánh cắp những coin không thuộc về kẻ tấn công cũng là những tình huống rất khó xảy ra.

Giao dịch càng được xác nhận nhiều thì càng khó phá vỡ, vì số lượng block mới được khai thác để đưa mạng lên cấp độ hiện tại ngày càng lớn. Đây là lý do tại sao các giao dịch Bitcoin thường yêu cầu một ngưỡng x số lượng xác nhận trước khi thanh toán.

Một cuộc tấn công 51% vào blockchain Bitcoin là rất khó xảy ra vì độ lớn của mạng. Khi mạng phát triển, khả năng một người hoặc một thực thể có đủ sức mạnh tính toán để áp đảo tất cả những người tham gia khác ngày càng trở nên khó xảy ra.

Do đó, các cuộc tấn công 51% rất khó xảy ra trên các mạng lớn, đặc biệt là trên blockchain Bitcoin, được coi là mạng tiền điện tử bảo mật nhất. Trong khi nhiều blockchain lớn chưa bị tấn công kiểu này, thì phần lớn các cuộc tấn công đã được tìm thấy trên những chuỗi nhỏ hơn khác. Ví dụ, altcoin Bitcoin Gold – là một nhánh từ chuỗi Bitcoin chính – đã bị tấn công 51% vào tháng 5 năm 2018, dẫn đến việc đánh cắp BTG trị giá 18 triệu đô la vào thời điểm đó.

Một vài ví dụ điển hình về tấn công 51%

Trên thực tế, có không ít trường hợp các mạng lưới Blockchain khác nhau đã trở thành nạn nhân của hình thức tấn công này. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu để giúp bạn hiểu hơn về diễn biến cũng như tác hại của nó nhé.

Ethereum Classics (ETC) bị tấn công 51% tới 3 lần

Vào tháng 8/2020, một sự kiện đình đám trong thế giới tiền mã hóa đã thu hút được không ít người quan tâm. Mạng lưới Ethereum Classic đã bị tới 3 lần tấn công 51% chỉ trong vòng chưa đầy một tháng. 

Cuộc tấn công 51% của ETC vào 31/7/2020.

Lần đầu tiên diễn ra vào ngày 31/7/2020. Cuộc tấn công 51% này đã gây ra thiệt hại 807.260 ETC tương ứng với khoảng 5,6 triệu USD tại thời điểm đó.

Lần thứ hai diễn ra vào ngày 6/8/2020. Ước tính thiệt hại trong cuộc tấn công này lên đến 1,68 triệu USD.

Lần thứ ba diễn ra vào ngày 29/8/2020. Mặc dù không có thống kê cụ thể về số lượng thiệt hại, tuy nhiên theo ước tính có khoảng hơn 7.000 Block được tổ chức lại (tương đương với 2 ngày khai thác tại thời điểm đó).

Không chỉ riêng năm 2020, năm 2019 cũng là một năm đầy trắc trở với đồng tiền này. Hơn 40.000 ETC đã bị tuồn ra Block sàn Gate.io vào năm này dưới tác động của cuộc tấn công 51%. Chính vì lý do này mà rất nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa đã nghi ngờ về mức độ an toàn của mạng lưới ETC và họ có một số động thái trong việc loại bỏ đồng tiền này ra Block sàn giao dịch của mình.

Bitcoin Gold (BTG) đã bị thiệt hại hơn 70.000 BTG do tấn công 51%

Bitcoin Gold là một bản cập nhật (hard fork) của Bitcoin. Đầu năm 2020, Bitcoin Gold cũng trở thành nạn nhân của hình thức tấn công này. Thậm chí nó đã xảy ra hai lần với những thiệt hại như sau:

Lần 1, hiện tượng lặp chi xảy ra gây thiệt hại khoảng 1.900 BTG. Số lượng này ước tính trị giá khoảng 19.400 USD tại thời điểm đó.

Lần 2 đã xảy ra trong tổng cộng 3 đợt khác nhau với tổng số tiền bị mất là 5.267 BTG tương đương với khoảng 54.000 USD tại thời điểm đó.

Điều này xảy đến vì Bitcoin Gold sử dụng thuật toán Equihash. Thời điểm đó, trong khi tỷ lệ Hashrate (2) của Bitcoin ngày càng tăng thì hashrate của Bitcoin Gold lại ngày càng giảm mạnh, nhất là giữa năm 2018. Điều này khiến cho bảo mật trên mạng lưới này kém đi và tấn công 51% dễ dàng xảy ra.

Kết luận

Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!

Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Michael:

View Comments (0)